Tư vấn về thủ tục cắt và chuyển khẩu

Cắt khẩu là như thế nào? Thủ tục cắt khẩu có khó không? Sau khi cắt khẩu thì có phải nhập khẩu không? Bài viết dưới đây của Chúng tôi phần nào giúp khách hàng giải đáp được một số khó khăn vướng mắc.

Cắt khẩu được hiểu là việc công dân thực hiện kết hợp thủ tục tách và xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu đi nơi khác theo quy định của pháp luật.

Thứ nhất, về thủ tục tách khẩu được quy định tại Điều 27 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 như sau:

“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

Theo quy định trên, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu thì được tách khẩu.

Hồ sơ để tách khẩu bao gồm các giấy tờ sau:

– Sổ hộ khẩu;

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản sao có công chứng);

– Ý kiến đồng ý của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại Điểm b khoản 1 Điều này.

Thời gian tách hộ khẩu được quy định trong Điều 27 Luật cư trú và chi phí tách hộ khẩu được Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố quy định.

Thứ hai, về việc cấp giấy chuyển hộ khẩu và thẩm quyền cấp được quy định tại Điều 28 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 và được quy định cụ thể tại Khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị Định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú.

– Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu: thuộc về Trưởng Công an xã, thị trấn hoặc Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu tùy thuộc vào nơi công dân chuyển hộ khẩu đi.

– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây);

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản photo công chứng).

Tương tự như tách hộ khẩu, thời gian chuyển hộ khẩu được quy định trong Điều 28 Luật cư trú và chi phí tách hộ khẩu được Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố quy định.

Trên đây, là bài viết của HAVIP LAW về thủ tục cắt, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết cũng phần nào giải quyết được một số vấn đề thắc mắc của khách hàng liên quan đến các vấn đề pháp lý như tách, nhập khẩu. Ngoài ra, Chúng tôi cũng tham gia giải quyết các vấn đê pháp lý liên quan đến các trình tự thủ tục như chuyển hộ khẩu, đăng ký tạm trú, đăng ký thường trú, điều chính những thay đổi trong sổ hộ khẩu,….

Link bài viết: https://havip.com.vn/tu-van-ve-thu-tuc-cat-va-chuyen-khau/

Link trang chủ: https://havip.com.vn/

The post Tư vấn về thủ tục cắt và chuyển khẩu appeared first on Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ|Luật Havip.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài tập tình huống về kiểu dáng công nghiệp

【HAVIP】Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả

【HAVIP】Ví dụ vi phạm kiểu dáng công nghiệp