Tra cứu kiểu dáng công nghiệp

Tra cứu kiểu dáng công nghiệp là một trong những cách nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là đổi mới sản phẩm, làm cho chúng có mẫu mã bắt mắt, ưa nhìn. Việc sáng tạo và đưa kiểu dáng công nghiệp vào sản xuất là vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp.

 

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập. Trong quá trình phát triển về kiểu dáng sản phẩm, việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp là công việc không thể thiếu.

 

Tại sao phải tra cứu kiểu dáng công nghiệp?

 

Tra cứu kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng bảo hộ cho sản phẩm mang kiểu dáng đó. Từ đó, tránh được những rủi ro khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp bởi nếu kiểu dáng đó không đáp ứng được điều kiện  bảo hộ sẽ khiến doanh nghiệp vừa tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Lúc này, ta cần tra những kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn. Nếu doanh nghiệp tra cứu để tránh xâm phạm với các kiểu dáng đã và đang được bảo hộ thì chỉ cần tra trong cơ sở dữ liệu trong nước.

Ngoài ra, việc tra cứu cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tham khảo các kiểu dáng đã được bộc lộ công khai để lấy ý tưởng cho việc phát triển kiểu dáng sản phẩm.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

 

Vậy việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp được tiến hành như thế nào?

 

Sau đây là một số thông tin về việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc phát triển sản phẩm.

  • Công cụ tra cứu: doanh nghiệp có thể tra cứu từ các nguồn như Cơ sở dữ liệu điện tử của Cục SHTT, của cơ quan SHTT các nước; Công cụ tìm kiếm trên internet : google images, yahoo images…hoặc sách, báo, tạp chí…
  • Phương pháp tra cứu: có thể tra cứu theo phân loại Locarno; theo tên KDCN; theo tên của người nộp đơn… hoặc theo tổ hợp các trường thông tin.
  • Tra cứu trên iplib.noip.gov.vn.

Tại giao diện chính của tra cứu kiểu dáng công nghiệp sẽ có các trường tìm kiếm khác nhau như Phân loại Locarno, Tên kiểu dáng công nghiệp, Số đơn, Số bằng, Tên chủ văn bằng, Mã nước của chủ văn bằng, Địa chỉ chủ văn bằng….

Ví dụ khi ta muốn biết Pepsico đã đăng ký bảo hộ những kiểu dáng công nghiệp nào cho những chiếc chai thì ta nhập vào trường Tên kiểu dáng công nghiệp là *chai* và trường Tên chủ văn bằng là *pepsico*, có thể nhập thêm Mã nước của văn bằng là US. Ta sẽ tìm ra được những kết quả như sau :

Sau đó, ta có thể vào từng bản ghi để xem cụ thể thông tin về KDCN như hình vẽ, tác giả, tình trạng pháp lý, số bằng, ngày cấp…

Ngoài việc tra cứu cơ sở dữ liệu ở cơ sở dữ liệu trong nước, doanh nghiệp có thể tra cứu cả các cơ sở dữ liệu quốc tế khác như:

Vì 2 trang tra cứu trên không có CSDL của một số cơ quan lớn như JPO ( Nhật), IP ( Australia) nên ta phải tiến hành tra cứu riêng.

Việc tra cứu sẽ giúp Quý khách hàng vững tâm hơn về khả năng Kiểu dáng công nghiệp có thể được cấp văn bằng qua đó tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và nhất là cơ hội kinh doanh của Quý khách hàng.

Việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm của HAVIP LAW sử dụng cơ sở dữ liệu được cập nhật mới nhất, cho kết quả chính xác và nhanh nhất. Thời gian tra cứu cho một kiểu dáng công nghiệp là từ 3 đến 4 ngày làm việc. Để được tư vấn miễn phí về cách tra cứu kiểu dáng công nghiệp hoặc tư vấn về chi phí và thời gian cho một vụ việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp cụ thể, xin vui lòng liên hệ số điện thoại (024) 35525 035 / 036 hoặc số di động 0912.418.948 hoặc xin vui lòng email đến địa chỉ info@havip.com.vn, chúng tôi rất vui lòng hỗ trợ quý khách hàng.

Link bài viết: https://havip.com.vn/tra-cuu-kieu-dang-cong-nghiep/

Link trang chủ: https://havip.com.vn/

The post Tra cứu kiểu dáng công nghiệp appeared first on Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ|Luật Havip.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài tập tình huống về kiểu dáng công nghiệp

【HAVIP】Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả

【HAVIP】Ví dụ vi phạm kiểu dáng công nghiệp