【HAVIP】Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?

Hàng thừa kế là một trong những nội dung quan trọng trong thừa kế theo pháp luật. Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. HAVIP LAW sẽ trình bày cụ thể nội dung pháp lý về hàng thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự 2015.

Điều 651 bộ luật dân sự 2005 quy định có 3 hàng thừa kế, bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?

Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?

 

1. Thứ tự các hàng thừa kế theo pháp luật

 

a. Hàng thừa kế thứ nhất

 

Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng

Vợ, chồng sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu vào thời điểm một bên chết mà quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Đặc biệt cần lưu ý đối với các trường hợp cụ thể tại điều 655 bộ luật dân sự 2015, như sau: 

Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản. 

Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/8/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này vợ, chồng được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại.

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và cha mẹ nuôi và con nuôi

Cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó. Do vậy, cha mẹ của người con trong giá thú hoặc ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của con mình và ngược lại.

Đối với quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ là hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu việc nhận nuôi được đăng ký theo quy định của pháp luật.

 

b. Hàng thừa kế thứ hai

 

Để xác định hàng thừa kế thứ hai cần làm rõ các khái niệm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và anh chị em ruột.

Cụ thể ông nội, bà nội là người đã sinh ra cha của một người; ông ngoại, bà ngoại là người đã sinh ra mẹ của người đó. Anh, chị, em ruột là những người có cùng ít nhất cha hoặc mẹ. Quan hệ này chỉ được xác định trên quan hệ huyết thống.

 

c. Hàng thừa kế thứ ba

 

Cụ nội là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nôi của một người. Tương tụ cụ ngoại là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó.

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của một người là những anh, chị, em ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó.

Từ việc xác định rõ các khái niệm trên việc xác định hàng thừa kế sẽ trở lên rõ ràng, đơn giản.

 

d. Nguyên tắc và trình tự hưởng di sản đối với các hàng thừa kế

 

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Nếu không coa ai là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.

 

2. Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?

 

Pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu bạn có đầy đủ chứng cứ để chứng minh rằng bạn là con ngoài giá thú thì bạn vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế. Khi đó, bạn được coi là con đẻ của bố bạn. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về hàng thừa kế theo pháp luật thì bạn thuộc diện hàng thừa kế thứ nhất.

Do trong câu hỏi, bạn không nói rõ, bố bạn mất có để lại di chúc hay không nên chúng tôi xin đưa ra hai trường hợp như sau:

 

a. Bố bạn không để lại di chúc

 

Trong trường hợp này, bạn vẫn thuộc chủ thể thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Việc tài sản thừa kế của bạn sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật.

 

b. Bố bạn để lại di chúc hợp pháp

 

Nếu bố bạn để lại di chúc mà có tên bạn trong di chúc hưởng di sản thì bạn được hưởng phần di sản tương ứng với di chúc.

Nếu trong di chúc mà không có tên bạn (nói cách khác bố bạn truất quyền thừa kế di chúc của bạn) thì bạn không được hưởng di chúc, trừ trường hợp, bạn dưới 18 tuổi hoặc mất khả năng lao động thì được hưởng 2/3 của 1 phần thừa kế theo pháp luật từ di sản để lại của bố bạn.

Việc anh chị (con của bố bạn) cho rằng bạn là con ngoài giá thú và không được hưởng di chúc là không có căn cứ pháp luật.

 

3. Thủ tục chia thừa kế cho con ngoài giá thú

 

Luật Hôn nhân và gia đình cho phép con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Do vậy, cần làm thủ tục nhận cha trước khi làm thủ tục để hưởng thừa kế.

Trong câu hỏi bạn không nêu rõ Giấy khai sinh của con bạn có ghi về phần cha của cháu bé hay không nên có thể xảy ra một trong hai trường hợp như sau:

 

a. Giấy khai sinh của cháu bé ghi rõ phần cha

 

Trong trường hợp này, mặc dù hai bạn không phải là vợ chồng nhưng cha cháu bé vẫn được pháp luật thừa nhận. Theo đó, khi cha chết thì cháu bé sẽ được hưởng thừa kế tài sản theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp, cha cháu bé lập di chúc (di chúc hợp pháp) định đoạt cho cháu bé một phần hoặc toàn bộ di sản: Cháu bé sẽ được hưởng di sản của cha để lại theo nội dung di chúc.

Nếu cha cháu bé chết mà không để lại di chúc hoặc tuy có lập di chúc nhưng di chúc có một phần/toàn bộ không hợp pháp: Di sản sẽ được phân chia theo pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Khi đó, cháu bé sẽ được hưởng một phần di sản của cha để lại (những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau).

 

b. Giấy khai sinh của cháu bé bỏ trống phần cha

 

Trong trường hợp này cha cháu bé chưa được pháp luật thừa nhận là cha đẻ, mặc dù cháu bé được phía bên nội thừa nhận. Do vậy, để cháu bé được hưởng di sản thừa kế thì cha cháu bé lập di chúc (di chúc hợp pháp) định đoạt cho cháu bé một phần hoặc toàn bộ di sản. Khi đó, cháu sẽ được hưởng di sản của cha để lại theo nội dung di chúc.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình, “con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Do vậy, bạn hoặc cháu bé (trường hợp cháu bé đã đủ 18 tuổi) cần phải tiến hành các thủ tục nhận cha trước khi làm thủ tục để hưởng thừa kế.

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và khoản 9 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, để làm thủ tục nhận cha cho con, bạn/cháu bé phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Kèm theo Tờ khai phải xuất trình: giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của cháu bé; các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con (nếu có).

Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận, cha là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Khi đăng ký việc nhận cha, các bên phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha đã chết. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, con. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

Trường hợp có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha – con (gia đình người cha không đồng ý) thì bạn/cháu bé (đủ 18 tuổi) phải làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án xác định cha cho con.

Trường hợp nếu không có chứng cứ để xác định quan hệ cha con thì phải tiến hành giám định AND (cha cháu bé chết thì có thể giám định qua họ hàng như: ông – cháu, bà – cháu, anh – em, chị – em,…). Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là TAND cấp huyện nơi người cha cư trú trước lúc chết (theo khoản 4 Điều 27, điểm a khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004).

Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha, cháu bé sẽ được hưởng di sản thừa kế của cha cháu để lại bằng với các đồng thừa kế khác (thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau).

Link bài viết: https://havip.com.vn/hang-thua-ke-thu-nhat-gom-nhung-ai/

Link trang chủ: https://havip.com.vn/

The post 【HAVIP】Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai? appeared first on Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ|Luật Havip.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài tập tình huống về kiểu dáng công nghiệp

【HAVIP】Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả

【HAVIP】Ví dụ vi phạm kiểu dáng công nghiệp